7 kết quả phù hợp với "Thăng Long xưa"
Hà Nội tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa
Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Đền Voi Phục, nơi in đậm nét văn hóa Thăng Long xưa
Là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, làm một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, Đền Voi Phục không chỉ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh được nhiều người dân Hà Nội tin kính.
Tứ giác nước Thăng Long xưa | Chuyện Hà Nội | 13/05/2024
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, cố GS Trần Quốc Vượng đã cùng nhà khảo cổ Vũ Hữu Minh sơ đồ hóa vị thế quy hoạch của Thăng Long - Hà Nội cổ. Theo đó, Thăng Long - Hà Nội được bao bọc bởi một “tứ giác nước”. Tứ giác nước được hình thành bởi sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.
Tái hiện 'Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa'
“Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” với nhiều phong tục độc đáo và các, nghi lễ của cung đình sẽ được tái hiện tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ ngày 21/6. Đây là lần đầu tiên, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội trưng bày, diễn giải một cách có hệ thống các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê.
Giữ lửa nghề tinh hoa đất Thăng Long xưa
Đất Thăng Long xưa có 4 nghề tinh hoa thường được nhắc tới là 'Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã'. Tuy nhiên từ đầu thế kỷ 21, Định Công đã không còn mấy ai theo nghề truyền thống và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, bằng tình yêu, niềm đam mê với nghề cổ của cha ông, một số nghệ nhân hiếm hoi trong làng vẫn miệt mài 'giữ lửa' nghề Đậu bạc Định Công - một trong những nghề tinh hoa của đất Thăng Long xưa.
Chùa Thánh Chúa - Dấu tích Thăng Long xưa
Hầu như ngôi chùa nào ở Bắc Bộ cũng lưu giữ những truyền thuyết riêng, nhưng hiếm thấy ngôi chùa nào có nhiều truyền thuyết được ghi trong chính sử như chùa Thánh Chúa. Bởi đây là ngôi chùa có quan hệ mật thiết với hai vị vua nổi tiếng là bậc minh quân trong lịch sử: Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Phố nghề - di sản của Thăng Long xưa, Hà Nội nay
(HanoiTV) - Từ thế kỷ 19, những biến động về lịch sử của đất nước đã làm cho những phố nghề ở Hà Nội và vị thế của người thợ thủ công có nhiều đổi khác. Dẫu vậy thì phố nghề Hà Nội vẫn là một phần di sản của Thăng Long xưa - Hà Nội nay. Cho dù nghề thủ công đã không còn lại nhiều, nhưng vẫn còn có những người thợ thủ công của muôn năm cũ cần mẫn giữ lại nghề xưa.